Các câu hỏi liên quan tuyển sinh ngành Logictics

01-12-2023 Admin

Câu 1. Hình thức xét tuyển vào ngành Logistics Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM

Năm 2024 HITU tuyển sinh ngành Logistics theo 4 phương thức:

  • Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia năm 2024 theo tổ hợp môn xét tuyển của Nhà trường (A00, A01, B, D01)
  • Phương thức 2: Xét tuyển Học bạ THPT – 5 học kỳ(HK 1, 2 lớp 10; HK 1, 2 lớp 11; HK 1 lớp 12)
  • Phương thức 3: Học bạ THPT – 2 học kỳ (HK1 và HK2 lớp 12)
  • Phương thức 4: Xét kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQG TP.HCM

Khối ngành xét tuyển:

  • Khối A: Toán, Vật lí, Hóa học
  • Khối A1: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • Khối B: Toán, Hoá, Sinh
  • Khối D1: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

Câu 2. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:

Theo quy định của Bộ. Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 01/01/2024 

Câu 3. Khi thí sinh tốt nghiệp ngành Logiatics, có được học liên thông lên các bậc cao hơn không?

Sau khi tốt nghiệp, thí sinh được học liên thông lên trình độ cao hơn ở tất cả các trường đại học. Học liên thông từ 1,5 – 2 năm tùy từng trường đại học.

Câu 4. Tỷ lệ tốt nghiệp ra trường có việc làm của sinh viên hàng năm là bao nhiêu?

Theo thống kê của Trường hàng năm, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp là trên 95%. 

Câu 5. Tại sao nên học ngành Logistics?

Ngành Logistics là một ngành học hấp dẫn và được nhiều thí sinh lựa chọn vì:

  • Ngành Logistics đang rất khan hiếm nguồn nhân lực.
  • Sinh viên sau khi  tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm rộng mở.
  • Sinh viên học ngành Logistics ra trường có nhiều lựa chọn trong ngành nghề.
  • Ngành  Logistics không đòi hỏi nhiều bằng cấp để thăng tiến.
  • Tùy vào năng lực của người học, sau khi tốt nghiệp ra trường người học có  thể làm việc trong công ty nước ngoài, công ty đa quốc gia.
  • Trong quá trình học tập sinh viên có rất  nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp.
  • -Ngành Logistics rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của Việt Nam.

Câu 6: Học ngành Logistics, ra trường có thể làm được những công việc gì?

Các công việc trong ngành Logistics rất đa dạng và đầy thử thách. Sinh viên tốt nghiệp ngành này ra có thể lựa chọn những vị trí làm việc phù hợp với năng lực cũng như sở thích của bản thân:

  • Nhân viên kho vận ( Warehouse staff):
  • Nhân viên kinh doanh (Logistics Staff):
  • Nhân viên chứng từ (Document staff):
  • Nhân viên cảng/ điều phối container:
  • Chuyên viên thu mua (Purchasing staff).
  • Nhân viên giao nhận (Forwarder):
  • Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)

Câu 7: Ngành Logistics học những gì?

Ngoài các môn chung và cơ sở ngành, sinh viên ngành Logistics được cung cấp kiến thức chuyên môn liên quan đến các dịch vụ trong chuỗi cung ứng như các nghiệp vụ liên quan đến kho hàng, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ tại cảng, dịch vụ hải quan, các dịch vụ về vận tải và bảo hiểm hàng hóa, thanh toán quốc tế,…

Bên cạnh đó, người học còn được  đi thực tế doanh nghiệp, thực tế cảng biển và được học thực hành tại Tân Cảng Cát Lái với hệ thống ngữ cảnh mô phỏng TCS, ngữ cảnh DC Incoming và ngữ cảnh Outgoing rất hiện đại.

 Câu 8: Thời lượng chương trình học ngành Logistics tại trường cao đẳng Công thương TPHCM như thế nào?

Chương trình đào tạo cử nhân  Cao đẳng chính quy ngành Logistics gồm 90 tín chỉ, với thời gian đào tạo là 3 năm. Trong các học kỳ sinh viên được đăng ký học vượt để rút ngắn thời gian học tập tại trường xuống còn 2 – 2.5 năm và có thể tốt nghiệp sớm.

Câu 9: Học phí tại trường Cao đẳng Công thương TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM là trường công lập trực thuộc Bộ Công thương nên học phí dành cho sinh viên tính theo số tín chỉ,  thuộc dạng rẻ so với mặt bằng chung các trường Cao đẳng.

Câu 10: Lý do bạn nên chọn học ngành Logistics tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM

Chương trình đào tạo:

Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng sát với thực tế, giúp người học tiếp cận nhanh với thực tiễn nghề và đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ thuộc ngành Logistics. Ngoài ra, việc trang bị kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, đào tạo tiếng Anh cũng là một trong những ưu tiên của trường.

Đội ngũ giảng viên:

Có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, có trách nhiệm cao, nhiệt huyết, yêu nghề, năng động sáng tạo, giàu kinh nghiệm giảng dạy, có kinh nghiệm thực tế làm việc từ các doanh nghiệp Logistics.

Cơ sở vật chất:

Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thuộc diện hiện đại: giảng đường, thư viện, phòng máy tính, khu thể thao, ký túc xá,…

Cơ hội làm việc sau tốt nghiệp.

Theo kết quả thống kê khảo sát, thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn đạt 95% so với số sinh viên đầu vào và tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm là 90% so với số sinh viên tốt nghiệp.

Khoa thường xuyên phối hợp cùng Phòng quan hệ doanh nghiệp, các doanh nghiệp,… tổ chức các lớp chuyên đề giới thiệu ngành nghề, kỹ năng phỏng vấn xin việc và giới thiệu việc làm đảm bảo 90% sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Hoạt động sinh viên và cộng đồng

Bên cạnh những giờ học kiến thức trên lớp, Khoa sẽ tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động cộng đồng, xã hội:

  • Hoạt động Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên,
  • Tổ chức sân chơi học thuật cho sinh viên.
  • Tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh do thành Đoàn tổ chức.

Bài viết khác

Liên kết