GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

A. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Trình độ đào tạo: Cao đẳng chính qui

2. Ngành đào tạo : Tài chính Ngân hàng

3. Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng

4. Thời gian đào tạo : 36 tháng

5. Giới thiệu chương trình:

Chương trình đào tạo Cao Đẳng chính qui ngành tài chính Ngân hàng cung cấp cho sinh viên những nền tảng kiến thức trong lĩnh vực kinh tế và tài chính ngân hàng, như : Luật kinh tế, Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Kế toán tài chính doanh nghiệp, Thuế và khai báo thuế, Hoạch định ngân sách vốn đầu tư, Lập và phân tích báo cáo tài chính, Thị trường chứng khoán, Kế toán ngân hàng,  Kiểm toán, Thanh toán quốc tế, Thẩm định tín dụng, Anh văn chuyên ngành, Tin học chuyên ngành, Tin học văn phòng, Anh văn.……

Sau khi kết thúc khoá học,  sinh viên sẽ đi thực tập thực tế về nghiệp vụ liên quan đến tài chính, ngân hàng, kế toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức hành chính sự nghiệp có thu, qua đó giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, và bổ sung kiến thức thực tế vào lý luận đã học; Tiếp cận tác phong, qui trình làm việc thực tế, học hỏi kinh nghiệm, tạo mối quan hệ tốt , phục vụ cho quá trình tìm công việc sau khi ra trường được thuận lợi.

6. Đội ngũ giảng viên:

Bộ môn có 15 giảng viên: 1 Tiến sĩ, 1 NCS, 10 Ths, 3 CH . Đội ngũ Giảng viên có trách nhiệm cao, tích cực, nhiệt huyết, yêu nghề, năng động, sáng tạo và có nhiều kinh nghiệm thực tế công tác tại các đơn vị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và tổ chức tín dụng. Có 2 GV tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố Hồ Chí Minh. Giảng viên ngành TCNH tham gia viết các bài nghiên cứu chuyên ngành đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

7. Hoạt động ngoại khóa:

Câu lạc bộ chứng khoán CTSC tổ chức sàn giao dịch chứng khoán ảo mỗi năm một lần với sự tham gia online và offline của hàng ngàn sinh viên trường Cao đẳng Công thương và các trường đại học cao đẳng khác tại Khu vực Quận 9, Quận Thủ Đức. Tham gia sàn giao dịch chứng khoán ảo CTSC, Sinh viên sẽ trãi nghiệm các giao dịch trên sàn chứng khoán như đặt các loại lệnh mua lệnh bán cổ phiếu đúng yêu cầu của sàn giao dịch. Sinh viên sẽ tính toán thời điểm, số lượng, giá mua và bán cổ phiếu để có suất đầu tư sinh lời cao nhất. Sinh viên chủ động tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp trường với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên. Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sinh viên sẽ tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu và bảo vệ đề tài trước hội đồng khoa học cấp trường, làm tiền đề cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu và học lên Đại học, Cao học sau khi tốt nghiệp. Tổ chức các hội thảo chuyên đề và giao lưu các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng. Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp thu kiến thức thực tế trong công việc chuyên môn. Hình thành nên các kỹ năng mềm cần thiết để sinh viên áp dụng tìm việc làm và áp dụng vào công việc sau khi tốt nghiệp.

B. VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA SINH VIÊN KHI TỐT NGHIỆP

I. Về kiến thức

1. Về kiến thức cơ sở Vận dụng tốt những kiến thức cơ sở của chuyên ngành về pháp luật kinh tế, phương pháp luận về thống kê, kế toán. Hiểu biết về thị trường tiền tệ, hệ thống ngân sách nhà nước, cung cầu , giá cả thị trường để giải quyết các bài toán kinh tế thường gặp trong chuyên ngành tài chính ngân hàng. 2. Kiến thức chuyên ngành – Áp dụng các kiến thức đã học về Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Kế toán tài chính, Kế toán ngân hàng, Thanh toán quốc tế, Hoạch định ngân sách vốn đầu tư, Thẩm định tín dụng, Tin học chuyên ngành, Anh văn chuyên ngành, Thị trường chứng khoán, Phân tích tài chính, thống kê… để xử lý các nghiệp vụ phát sinh phù hợp với qui định của pháp luật và thực tiễn hoạt động. II/ Về kỹ năng 1. Kỹ năng tư duy  Sinh viên Cao Đẳng chính qui ngành Tài chính ngân hàng được đào tạo về khả năng tư duy logic. Vì tài chính ngân hàng là luôn phải tiếp xúc, phân tích với những con số, những bảng biểu và những phép tính phức tạp phản ảnh tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị trong từng thời điểm, thời  kỳ.

2. Kỹ năng nghề nghiệp:

Thành thạo trong việc thu thập, xử lý, kiểm tra và ghi chép chứng từ, sổ sách. Kiểm tra, tính toán và phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh vào các tài liệu, hệ thống sổ sách, hệ thống quản lý dữ liệu liên quan. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán và tài chính trong các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Thực hiện được các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng thương mại cho mọi loại đối tượng đúng với các quy định, quy trình nghiệp vụ. Thực hiện được các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh ngoại hối. Tham gia các hoạt động về kiểm toán, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Lập các báo cáo thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm (Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân,…)  Soạn thảo văn bản hành chính, soạn thảo hợp đồng kinh tế , đàm phán và ứng xử giao tiếp. Vận dụng các kỹ năng, kiến thức và hiểu biết về tiếng Anh, Tin học vào trong các công việc chuyên môn cụ thể. III/ Về thái độ Nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì, cải thiện các kỹ năng mềm. Yêu ngành, yêu nghề, cầu tiến, ham học hỏi. Xử lý hài hòa lợi ích tập thể – cá nhân. Đáp ứng các yêu cầu đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp. Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.

C. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

−       Nhân viên phân tích tài chính doanh nghiệp.

−       Nhân viên kế toán tài chính doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. −       Nhân viên tín dụng ngân hàng, −       Nhân viên kế toán ngân hàng −       Nhân viên kiểm soát nội bộ ngân hàng, doanh nghiệp. −       Nhân viên thanh toán quốc tế −       Nhân viên môi giới và kinh doanh chứng khoán −       Nhân viên kinh doanh ngoại hối, bảo hiểm −       Nhân viên kế hoạch nguồn vốn, huy động vốn. −       Nhân viên thực hiện nghiệp vụ thuế và khai báo thuế. −       Nhân viên ngân quỹ tại các tổ chức tín dụng. −       Nhân viên tư vấn tài chính. −       Nhân viên thẩm định tín dụng và thẩm định dự án đầu tư. −       Giao dịch viên ngân hàng thương mại −       Nhân viên thống kê, kinh doanh. −       Sau 1 hay 2 năm công tác, tích lũy đủ kinh nghiệm, các cựu sinh viên sẽ đủ năng lực trở thành cán bộ quản lý các phần hành công việc trên. D. VIỆC LÀM SAU ĐÀO TẠO Sinh viên ngành tài chính ngân hàng trường Cao Đẳng Công thương TPHCM sau khi tốt nghiệp, được các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đánh gia cao về kỹ năng và và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hòa nhập, năng động, sáng tạo và nắm bắt nhanh qui trình làm việc. 85% Sinh viên ra trường có việc làm. 80% Số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng tiếp tục vừa làm vừa học hoặc tập trung học lên Đại học, Cao học các ngành tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế.

Chương trình đào tạo chi tiết ngành: